Khái niệm và các loại container phổ biến trong lĩnh vực logistics được tổng hợp từ A-Z ở bài viết này
Hàng loạt các câu hỏi sẽ được đặt ra nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể về container. Vậy thì hãy cùng Rồng Đỏ Container giải đáp các câu hỏi về các loại container phổ biến từ bài viết sau đây bạn nhé!
Container là gì ?
Giải đáp các câu hỏi về container (Nguồn: Internet)
Container có hình dạng hộp chữ nhật được thiết kế để vận chuyển, lưu trữ và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Chúng có khả năng chịu được tải trọng cao và đảm bảo an toàn cho hàng hóa bên trong trong suốt quá trình vận chuyển.
Container thường có các bộ phận chính như khung, vách, sàn và cửa. Các loại container khác nhau có thể có thiết kế mang những tính năng chuyên biệt như container lạnh (reefer container) để vận chuyển hàng hóa đông lạnh, container cỡ lớn (high cube container) để chứa hàng có kích thước lớn hơn thông thường, container mở nóc (open-top container) hoặc container có cửa hông (side-opening container) để thuận tiện trong việc xếp dỡ hàng hóa.
Container được sử dụng rộng rãi trong ngành vận tải biển, đường bộ. Chúng giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, đơn giản hóa xếp dỡ hàng hóa, giảm thiểu tổn thất và hư hỏng, góp phần bảo vệ an toàn cho hàng hóa. Mọi người thường phân loại container theo kích thước, theo màu sắc, nhưng ở bài viết này Rồng Đỏ Container sẽ phân loại container theo nhu cầu sử dụng. Đây cũng là cách phân loại container phổ biến.
Tham khảo: Bật mí giá mua container cập nhật mới nhất
Các loại container trong logistics
Container có rất nhiều loại cũng có rất nhiều kích cỡ khác nhau (Nguồn: Internet)
Trong lĩnh vực logistics, có nhiều loại container được sử dụng để phục vụ các nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa khác nhau. Dưới đây là một số loại container phổ biến trong logistic:
Container Dry Van (Dry Container):
Đây là loại container tiêu chuẩn, không có tính năng đặc biệt. Nó được sử dụng phổ biến nhất và phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Container Dry Van có kích thước tiêu chuẩn, phổ biến nhất là 20 feet và 40 feet. Ngoài ra, còn có các kích thước khác như 45 feet và 53 feet. Container Dry Van có khung thép và vách bên cứng chắc. Mặt ngoài của container thường được sơn phủ để bảo vệ chống ăn mòn và các tác động của thời tiết. Container Dry Van là lựa chọn phổ biến và linh hoạt nhất trong quá trình vận chuyển hàng hóa do tính tiện lợi và đa dạng ứng dụng của nó.
Tham khảo :CFS là gì? CY là gì? Sự khác nhau giữa CFS và CY
Reefer Container ( Refrigerated Container) :
Loại container này được thiết kế để vận chuyển hàng hóa đông lạnh hoặc nhạy cảm với nhiệt độ. Reefer Container được trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ chính xác, cho phép điều chỉnh và duy trì nhiệt độ bên trong container theo yêu cầu của hàng hóa. Một số Reefer Container cũng có khả năng kiểm soát độ ẩm bên trong, đảm bảo môi trường lưu trữ phù hợp cho hàng hóa nhạy cảm với độ ẩm như rau quả, hoa tươi hay hàng hóa y tế.
Open Top Container:
Đây là loại container có phần nóc mở, phần này được bảo vệ bởi một cấu trúc khung thép chắc chắn, có thể được mở bằng cần cẩu hoặc cơ cấu nâng hạ đặc biệt. Open Top Container cho phép chứa những hàng hóa có kích thước lớn hoặc không thể xếp thông qua cửa container tiêu chuẩn. Loại container này phù hợp với các loại hàng hóa như máy móc to và nặng hoặc hàng dăm gỗ, mùn cưa.
Flat Rack Container:
Loại container này có cấu trúc khung sắt và không có thành bên, cho phép xếp dỡ hàng hóa từ trên hoặc từ hai bên. Flat Rack Container được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng, dầu khí và vận tải biển để vận chuyển hàng hóa đặc biệt như máy móc công trình, bồn chứa, tấm thép, cấu kiện lớn và các sản phẩm có hình dạng không đều. Mặc dù không có hai thành bên, Flat Rack Container vẫn đảm bảo việc bảo vệ cho hàng hóa. Sàn container được làm bằng vật liệu chịu lực và chống trượt, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng hay xê dịch nhiều trong quá trình vận chuyển.
Tham khảo: Container rỗng và quy trình giao và nhận container rỗng
Tank Container ( ISO Tank Container):
Tank Container có khung théo theo tiêu chuẩn ISO (Nguồn: Internet)
Đây là loại container được thiết kế để vận chuyển các chất lỏng và khí hóa lỏng như hóa chất, dầu mỏ, gas,... Tank container có một bể chứa bên trong được làm từ thép không gỉ hoặc vật liệu chịu hóa chất khác. Bể chứa này được thiết kế để chịu được áp suất cao và đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển các loại chất lỏng và khí hóa lỏng. Khung thép tuân theo tiêu chuẩn ISO, có thể được gắn kết với xe đầu kéo hoặc các phương tiện vận chuyển khác. Tank Container được trang bị các van và hệ thống bảo vệ an toàn để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Các van này cho phép kiểm soát và xả chất lỏng một cách an toàn và hiệu quả.
Open Side Container:
Loại container có một hoặc nhiều cửa bên có thể mở rộng hoặc gập lại, tạo ra một mặt bên hoàn toàn mở. Điều này sẽ dễ dàng lấy hàng hóa từ các bên của container, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hóa qua cửa hông và sử dụng cho các mục đích như vận chuyển hàng dài như thanh thép, ván ép ,…
Vừa rồi, Rồng Đỏ Container vừa tổng hợp các loại container phổ biến trong lĩnh vực logistics với các thông tin cơ bản như cấu tạo, vật liệu, hàng hóa phù hợp với từng loại container. Việc phân loại container có rất nhiều cách thức khác nhau vì vậy để có thêm các thông tin về container bạn hãy theo dõi Rồng Đỏ ở những bài viết tiếp theo nhé.