Incoterms – điều kiện thương mại quốc tế quen thuộc trong xuất nhập khẩu hàng hóa do ICC phát hành. Trong đó có 4 nhóm điều kiện Group E (EXW), Group F (FCA, FAS, FOB), Group C (CFR, CIF, CPT, CIP), Group D (DAT, DAP, DDP). Bài viết này, Container Rồng Đỏ sẽ cung cấp thông tin về FOB là gì. Đồng thời giúp bạn phân biệt được 2 loại giá FOB và giá CIF. Hãy cùng dõi đọc nhé!
FOB là gì?
FOB viết đầy đủ là Free On Board. Đây là một điều khoản giao hàng nằm trong bộ quy định Incoterms.
Trong điều kiện FOB, hàng hóa được giao nhận tại cảng của nước xuất khẩu. Theo đó, sau khi hàng hóa được chuyển lên tàu, người bán (seller) được miễn hoàn toàn trách nhiệm. Lúc này, trách nhiệm được chuyển giao cho người mua (buyer). Lan can tàu là điểm chuyển giao rủi ro theo điều kiện của FOB.
>> Xem thêm: https://rongdocontainer.com/ams-la-phi-gi-co-quan-trong-khong-khi-nao-can-dong-n125105.html
Giá FOB là gì trong xuất nhập khẩu?
Giá FOB tính tại cảng xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng thương mại là “FOB + Tên cảng xếp hàng”. Giá FOB đã bao gồm tất cả chi phí như:
- Chi phí vận chuyển ra cảng;
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu;
- Thuế xuất khẩu (nếu có).
Giá FOB không gồm chi phí vận chuyển đường biển và phí bảo hiểm của lô hàng tới cảng đến. Người mua phải chịu phí thuê đơn vị vận chuyển, chi phí bảo hiểm hàng hóa hoặc các phí phát sinh khác.

Ưu, nhược điểm của giá FOB
Điều khoản FOB được đánh giá là có lợi cho người bán vì không cần tìm đơn vị vận chuyển. Đồng thời, họ cũng không tốn phí vận chuyển quốc tế, không cần mua bảo hiểm cho hàng hóa. Người bán cũng không mất thời gian tìm các đơn vị hỗ trợ hàng hóa tại cảng đích.
Tuy nhiên, vì người mua là đơn vị book cước điểm đến nên người bán sẽ bị động khi vận chuyển.
Công thức tính giá FOB trong xuất nhập khẩu
Giá FOB = Giá hàng hóa + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí làm thủ tục hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ + chi phí hun trùng kiểm dịch.

>> Xem thêm: https://rongdocontainer.com/cfs-la-phi-gi-tat-tan-tat-nhung-thong-tin-ban-can-biet-n125890.html
Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng thanh toán FOB
Trong điều khoản FOB, người mua và người bán sẽ được nêu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm hàng hóa. Cụ thể:
Trách nhiệm của người bán
- Giao hàng lên tàu tại cảng và cung cấp đầy đủ hóa đơn thương mại, chứng từ cần thiết.
- Người bán sẽ đưa ra vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.
- Chịu mọi chi phí trước khi hàng được đặt lên tàu gồm phí khai hải quan, thuế, vận chuyển ra cảng…
- Xử lý thủ tục xuất khẩu, cung cấp giấy phép xuất khẩu và trả thuế.
- Thông báo cho người mua hàng đã được chuyển lên tàu.
- Người bán hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng thành công.
Trách nhiệm của người mua
- Thanh toán toàn bộ tiền hàng cho người bán như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Chịu toàn bộ chi phí, tổn thất và rủi ro cho lô hàng sau khi đã được xếp lên tàu.
- Làm các thủ tục hải quan cho lô hàng đảm bảo được phép nhập khẩu về và trả thuế.
- Người mua cung cấp vận đơn làm bằng chứng vận chuyển hàng cho người bán.
- Người mua chịu toàn bộ chi phí phát sinh để mua chứng từ liên quan.
>> Xem thêm: https://rongdocontainer.com/thc-la-phi-gi-tong-hop-nhung-thong-tin-ban-can-biet-n124484.html
So sánh giá FOB và giá CIF
FOB và CIF là 2 điều khoản trong Incoterm phổ biến nhất hiện nay. Vậy điểm giống - khác nhau giữa CIF và FOB là gì trong xuất nhập khẩu?

Điểm tương đồng
FOB và CIF đều được áp dụng trong vận tải hàng hóa đường biển. Vị trí chuyển giao rủi ro đều được tính ở lan can tàu tại cảng xếp hàng. Người bán (seller) sẽ có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa. Người mua (buyer) có nghĩa vụ làm thủ tục để nhập khẩu khi hàng về cảng đích.
Điểm khác biệt
Để so sánh sự khác nhau giữa CIF và FOB, căn cứ vào 4 yếu tố sau:
- Điều kiện giao hàng: FOB - địa điểm giao hàng lên tàu. CIF - tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu.
- Phí bảo hiểm: FOB - bên bán không phải mua bảo hiểm hàng hóa. CIF - bên bán mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu với mức tối thiểu 110% giá trị hàng hóa.
- Trách nhiệm vận tải thuê tàu: FOB - bên mua chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển. CIF - bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu chở hàng.
- Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Lan can tàu vẫn là điểm chuyển đổi trách nhiệm. Tuy nhiên, trong CIF, người bán chịu trách nhiệm tới cảng đích.
Ngoài ra, FOB được khai báo với tên cảng xếp hàng. CIF sẽ được khai báo với tên cảng đích. Điểm chuyển đổi chi phí của FOB là cảng xếp, CIF là cảng dỡ.
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết thông tin FOB là gì và phân biệt FOB - CIF trong xuất nhập khẩu. Container Rồng Đỏ tin rằng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Trụ sở: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: rongdocontainer.com
- Hotline - Zalo: 0938939089
- Email: ops@rongdocontainer.com