Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Giải đáp CIC là phí gì? Khi nào và bên nào phải chịu loại phí này?

Posted on Tin tức, Cont News 146 lượt xem

Khi làm trong ngành xuất nhập khẩu, hẳn bạn từng nghe nói đến phụ phí CIC. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ CIC là phí gì và tại sao lô hàng của mình lại bị đánh phí CIC? Vì vậy, trong bài viết dưới đây Rồng Đỏ Container sẽ chia sẻ cho bạn “tất tần tật” những thông tin liên quan đến loại phí này.

Khi làm trong ngành xuất nhập khẩu, hẳn bạn từng nghe nói đến phụ phí CIC. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ CIC là phí gì và tại sao lô hàng của mình lại bị đánh phí CIC? Vì vậy, trong bài viết dưới đây Rồng Đỏ Container sẽ chia sẻ cho bạn “tất tần tật” những thông tin liên quan đến loại phí này.

1. CIC là phí gì?

CIC là viết tắt của Container Imbalance Charge có nghĩa là loại phí mất cân bằng container. Đây là phụ phí trong vận tải đường biển được hãng tàu thu với mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa container đến các nơi cần container rỗng để đóng hàng hóa.

Phí CIC là gì? Nó được hình thành do việc mất cân bằng số lượng container rỗng. Tình trạng không cân bằng container rỗng phát sinh do các quốc gia có sự mất cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu.

CIC là phí gì? Nó là một loại phí mất cân bằng container.

CIC là phí gì? Nó là một loại phí mất cân bằng container.

Rồng Đỏ Container đưa ra ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm “CIC là phí gì?”: Việt Nam nhập khẩu hàng hóa số lượng lớn từ Trung Quốc, khi hàng về đến Việt Nam các container sau khi được dỡ hàng hóa thì chỉ còn lại thùng rỗng. Trong khi đó, đơn vị sản xuất hàng bên Trung Quốc lại bị thiếu thùng container rỗng để đóng hàng. Cho nên hãng tàu bắt buộc phải vận chuyển thùng container rỗng về Trung Quốc và thu phí này của các doanh nghiệp đã sử dụng xong thùng container rỗng đó.

Các quốc gia có lượng hàng hóa nhập siêu nhiều như Việt Nam, EU, Mỹ… sẽ có số container rỗng lớn. Còn các nước xuất siêu hàng hóa như Trung Quốc, Ấn Độ… lại thiếu thùng container rỗng để đóng hàng hóa. Do đó, việc vận chuyển container từ nơi không có nhu cầu đến nơi đang có nhu cầu sẽ phát sinh chi phí cho hãng tàu. Cho nên các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí CIC để bù đắp lại và phí này có thể xem như một phần của phí container. Phí này cũng được xem như để phù đắp một phần chi phí phát sinh mà các hãng tàu phải chịu.

Mức thu phí CIC thường giao động trong khoảng từ 85 USD/container 20 feet và 170 USD/container 40 feet. Ngoài ra, loại phí này cũng không có con số cố định mà mức giá tùy theo từng thời điểm khác nhau. 

XEM THÊM: Cảng ICD là gì? Giải đáp các thắc mắc về cảng ICD trong logistics

2. Khi nào cần thu phí CIC?

Phí CIC được thu ở mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp dụng theo từng container hoặc từng giai đoạn cụ thể, cho hàng đi theo từng tuyến. Việc thu phí CIC chỉ xảy ra khi có phát sinh chi phí lớn khi di chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên không phải lúc nào các hãng tàu cũng thu phí CIC. Loại phí này sẽ được thu tùy từng thời điểm khi mất mất cân bằng container còn những lúc hãng không thu phí là khi đó lượng container đã cân bằng.

Phí CIC phát sinh khi di chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác.

Phí CIC phát sinh khi di chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác.

Thông thường thời điểm phát sinh phí CIC nhiều nhất là vào dịp cuối năm. Vì đây là thời điểm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thường xuyên và với số lượng lớn. Như vậy với chia sẻ bên trên của Rồng Đỏ Container chắc hẳn bạn đã hiểu CIC là phí gì và khi nào thì cần thu loại phí này.

TÌM HIỂU THÊM: CFS là gì? CY là gì? Sự khác nhau giữa CFS và CY

3. Cách tính phí CIC vào trị giá hàng hóa

Nếu phí CIC liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và phí cộng được sẽ được tính vào trị giá của hàng hóa. Trong trường hợp CIC là phí cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì tính theo căn cứ từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng tính phí.  

Nếu phí CIC liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và phí cộng được sẽ được tính vào trị giá của hàng hóa.

Nếu phí CIC liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và phí cộng được sẽ được tính vào trị giá của hàng hóa.

Các vấn đề xác minh giá và tính thuế xuất - nhập khẩu hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi và bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 05/06/2018.

BẬT MÍ: Container rỗng và quy trình giao và nhận container rỗng

4. Phí CIC bên nào chịu?

Phí CIC có thể cộng thẳng vào cước vận tải được thu từ shipper hoặc từ consignee tùy vào từng hợp đồng thỏa thuận. Loại phí này có thể phát sinh trước khi đóng hàng và trước khi hàng về cảng nhập đầu tiên. Phí CIC còn xuất hiện ở hợp đồng vận tải với hãng tàu.

Phí CIC được tính theo từng hợp đồng vận tải và thời điểm khác nhau.

Phí CIC được tính theo từng hợp đồng vận tải và thời điểm khác nhau.

Nếu phí CIC phát sinh sau khi hàng nhập về cảng thì được tính sau khi thả rỗng container. Lúc này hãng tàu sẽ thu thêm loại phí CIC để chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu. Trong trường hợp này thì bên nhập khẩu - bên mua phải chịu phí.

Một ví dụ để dễ hiểu hơn đó là, các nước xuất siêu thường cần lượng lớn container rỗng để đóng hàng. Sau khi các nước khác nhập khẩu hàng hóa này về thì sẽ không chờ có hàng để xuất lại thùng container rỗng mà sẽ chuyển thẳng về các nước xuất khẩu luôn và người mua sẽ phải chịu phí CIC.

Trên đây là chia sẻ của Rồng Đỏ Container muốn gửi tới bạn để trả lời cho thắc mắc: “CIC là phí gì và những thông tin liên quan đến loại phí này”. Hy vọng bài viết này phần nào giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình!


Bình luận

Văn hóa Rồng Đỏ Container

Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên mua bán, cho thuê Container với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng nhưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tối ưu, hoàn thiện và chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Rồng Đỏ Container vinh dự được đồng hành trên chặng đường tạo nên sự thịnh vượng cùng quý khách hàng.

Liên hệ mua hàng ngay hôm nay!

Bản đồ chỉ dẫn