Trong chúng ta chắc hẳn không ai lạ gì các thùng công (container) vận chuyển hàng hóa trên đường hay chứa đồ trong các kho bãi, nhà xưởng. Nhưng ít ai chú ý, tìm hiểu về kí hiệu trên container có ý nghĩa gì? Vậy thì hãy để Rồng Đỏ Container chia sẻ cho các bạn những thông tin này trong bài viết sau đây!
Trong chúng ta chắc hẳn không ai lạ gì các thùng công (container) thông dụng trên các tuyến đường thương mại của những công ty dịch vụ logistics hay làm kho chứa đồ trong các kho, bãi, nhà xưởng, mặt bằng chứa hàng nhập khẩu... Nhưng ít ai chú ý, tìm hiểu, giải mã và phân biệt những kí hiệu kỹ thuật cơ bản trên container có ý nghĩa là gì? Vậy thì hãy để Rồng Đỏ Container chia sẻ cho các bạn những thông tin, những gì phải biết, các kinh nghiệm và kiến thức chuyên dụng được những người kỹ sư uy tín cung cấp mà không có trên ghế nhà trường này trong bài viết sau đây!
Trên mỗi thùng container thường được in rất nhiều ký hiệu khác nhau, bao gồm cả số và chữ. Những ký hiệu này có thể được phân thành 2 loại sau:
Ký hiệu phân loại, nhận diện container
Ký hiệu phân loại, nhận diện container bao gồm có các ký tự đại diện cho:
- Chủ sở hữu (1)
- Loại thiết bị (loại container) (2)
- Số sê ri (3)
- Số kiểm tra (4)
Ví dụ như trong ảnh dưới đây. Chúng ta sẽ thấy dãy số SEGU 2545354. Trong đó:
- SEG - Là mã sở hữu
- U - Là loại container (cụ thể là container chở hàng)
- 254535 - Số seri
- Số 4 cuối cùng - Số kiểm tra
Xem thêm: Bạn biết gì về các loại container phổ biến hiện nay?
Cụ thể:
- Mã chủ sở hữu (hay còn gọi là Tiếp đầu ngữ Container) là 3 chữ cái viết hoa, được đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng ký trực tiếp với Cục Container quốc tế – BIC.
- Loại thiết bị (loại container) thường gồm:
- U: Container chở hàng
- J: Thiết bị có thể tháo rời của công chở hàng
- Z: Đầu kéo hoặc rờ-mooc
- Số sê ri - Do chủ sở hữu tự đặt ra và đảm bảo nguyên tắc mỗi container chỉ có một số seri duy nhất
- Số kiểm tra - Dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự trước nó
Ngoài ra, chúng ta còn thấy một chuỗi ký tự khác bên dưới là 22G1 đại diện cho kích thước và kiểu container được sử dụng. Cụ thể như ảnh trên:
- Hai ký tự đầu (2-2): Đại diện cho chiều dài và chiều rộng và cao của container. Số 2 đầu tiên là chiều dài - container 20ft, số thứ 2 là chiều rộng và cao - 8 feet 6 inches (8’6”).
- Hai ký tự sau (G1): Đại diện cho loại công General (G - container khô, thường, loại không có hệ thống bảo ôn, nhưng có thông gió trên).
Tùy vào mỗi ký tự trong seri này mà chúng ta sẽ nhìn ra đó là loại công gì, có kích thước bao nhiêu? Tuy nhiên, từ công 45ft thì sẽ thay ký hiệu chiều dài sang chữ cái L, 48ft là M… và ngoài kiểu công “G” thì còn có:
- R - Refrigerate: Container lạnh
- U - Open top: Loại container có thể mở mái
- T - Tank container: container bồn
- P - Platfrom container: container sàn (không có 4 vách và trần)
Ký hiệu khai thác, khả năng đóng hàng
Ngoài những dấu hiệu trên, các thùng công còn được đóng ký hiệu khả năng khai thác sử dụng, bao gồm:
- Dấu hiệu bắt buộc
- Dấu hiệu không bắt buộc
Cụ thể, dấu hiệu bắt buộc bao gồm:
- Trọng lượng tối đa - MAX. GROSS, MAX.CARGO (Maximum Gross mass): Thể hiện tổng trọng lượng tối đa cho phép của một container (tính cả khi đã đóng hàng và gồm cả các vật dụng đã chèn lót trong khoang). MAX. GROSS được thể hiện bằng 2 đơn vị là KGS và LBS (1 kg ~ 2.2 lbs)
- Trọng lượng tịnh - TARE: Trọng lượng tính riêng của vỏ container
- Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với đường dây điện phía trên (sử dụng cho tất cả các container có thang leo)
- Ký hiệu chiều cao tối đa: Áp dụng với toàn bộ container cao trên 2,6 mét
Xem thêm: Container lạnh 20 feet và những điều quan trọng cần biết
Ký hiệu không bắt buộc:
Một số container sẽ có thể có thêm các ký hiệu, thông tin khác để thuận tiện trong quá trình vận chuyển, kiểm tra hàng hóa. Những ký hiệu này có thể có, hoặc không, không bắt buộc. Bao gồm có:
- NET (Max Net mass) - Khối lượng hữu ích lớn nhất
- Country code - Mã quốc gia
- CU.CAP - (Cubic Capacity): Số khối trong cont (Tinh bằng mét khối và feet khối)
- Biển chứng nhận an toàn CSC
- Biển chấp nhận của hải quan
- Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
- Logo hãng đăng kiểm
- Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)
- Ghi chú vật liệu chế tạo vách container
- Nhãn hàng nguy hiểm (nếu có)
- …
Trên đây, Rồng Đỏ Container vừa giới thiệu với các bạn cách nhận biết, công dụng và tìm hiểu về kí hiệu trên container có ý nghĩa gì trong thực tế. Hy vọng qua những chia sẻ này, các bạn sẽ hiểu hơn về Container nói chung. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về chủ đề container, những thủ tục trong quá trình vận chuyển, giấy tờ,… hay có phát hiện, ý kiến đóng góp nhằm giúp chúng tôi cải thiện chất lượng của bài viết.
Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên cung cấp các loại container đa dạng về kích cỡ (container khô, văn phòng, siêu trọng trường,…) và chủng loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Rồng Đỏ Container cũng cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng và cộng đồng, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của môi trường.
Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ
Trụ sở: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Website: rongdocontainer.com
Hotline, Zalo: 0938939089
Email: ops@rongdocontainer.com