CIC là gì trong xuất nhập khẩu? Đây là thắc mắc của khá nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới khi không hiểu tại sao lô hàng lại bị đánh phí CIC. Do đó, ở bài viết này, Container Rồng Đỏ sẽ tháo gỡ nút thắt về phụ phí CIC để các doanh nghiệp có kiến thức sâu hơn khi tham gia xuất nhập hàng hóa. Cùng theo dõi nhé!
1. CIC là gì trong xuất nhập khẩu?
Phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? CIC được viết tắt của cụm tiếng Anh Container Imbalance Charge hay còn dịch là “phụ phí mất cân bằng container”. Đây là loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa vỏ cont về nơi thiếu vỏ container để đóng hàng.
Ví dụ Việt Nam nhập khẩu hàng từ Mỹ rất lớn nhưng hàng xuất ngược lại ít. Vì thế, các hãng tàu cần đưa lại số container rỗng về nước để tiếp tục đóng hàng dẫn đến mất cân bằng giữa cont xuất nhà cont nhập. Phí CIC ra đời để bù đắp chi phí cho những chiếc vỏ container rỗng đó cho hãng tàu.
2. Ai là người chịu phí CIC?
Bên cạnh việc giải thích CIC là gì trong xuất nhập khẩu, bài viết cũng chỉ rõ đối tượng chịu phí. Tùy thuộc vào hợp đồng các bên, CIC có thể được cộng vào cước vận tải thu shipper (người gửi) hoặc consignee (người nhận). Cụ thể ở từng trường hợp như dưới đây:
- Trường hợp 1 (đóng hàng xuất khẩu): Nếu container bị thiếu thì hãng tàu phải vận chuyển cont thừa tới để đóng. Phí CIC khi đó được cộng với cước tàu do phát sinh trước khi đóng hàng và trước khi về đến cảng nhập đầu tiên. Ví dụ công ty X xuất khẩu nhưng đang đóng hàng thì hết cont. Hãng tàu có trách nhiệm chuyển cont rỗng từ nơi khác về và phát sinh ra cước phí CIC.
- Trường hợp 2 (sau khi hàng về cảng nhập đầu tiên): Sau khi nhận hàng, nước nhập không có sản phẩm để chuyển lại vào container. Bên mua sẽ phải chịu phụ phí CIC để chuyển hãng tàu chuyển lại cont rỗng tới nơi có nhu cầu.
>>> Xem thêm: Giải đáp CIC là phí gì? Khi nào và bên nào phải chịu loại phí này?
3. Phí CIC được thu như thế nào và tính ra sao?
Tóm lại, CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Thực chất, đây là khoản phí để bù đắp cho chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu. Tuy nhiên, cách tính phí CIC sẽ ra sao liệu bạn đã biết chưa?
3.2. Điều kiện cộng phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì?
Như vậy, CIC là phụ phí rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tránh những rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, bạn cần nắm rõ những điều kiện cộng phụ phí CIC:
- Phụ phí CIC do người mua thanh toán
- Không được tính vào giá trị thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán
- Áp dụng trong hàng hóa liên quan đến nhập khẩu
- Đặc biệt phải có số liệu khách quan, định lượng phù hợp và đầy đủ các chứng từ liên quan
>>> Xem thêm: [Giải đáp] Bằng C có lái được xe container không
3.3. Cách tính phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì?
Nếu phụ phí CIC là khoản điều chỉnh phí cộng và liên quan tới hàng nhập khẩu thì sẽ cộng vào giá trị hàng hóa. Căn cứ vào thời điểm kê khai hải quan, phí CIC được yêu cầu tính vào giá trị thuế theo quy định. Nếu người mua thanh toán CIC, phụ phí này không được tính thêm vào giá bán hàng hóa. Ngược lại, nếu người bán trả phí CIC thì cũng không cộng vào giá bán hàng hóa.
Trường hợp phụ phí CIC được coi là một phần của trị giá hàng nhập khẩu, trị giá được xác định theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Hiện tại, trị giá hải quan và thuế xuất nhập khẩu được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 5/6/2018. Bên cạnh đó, căn cứ vào công văn 797/TCHQ-TXNK, phí CIC được xác định vào giá trị thuế nhập như sau:
- Nếu doanh nghiệp phải trả các khoản Local Charges và khoản tiền này chưa bao gồm trong giá bán hàng thì không cần điều chỉnh cộng vào trị giá thuế nhập.
- Nếu số tiền này nằm trong tổng tiền hàng thực thanh toán cho người bán nhưng doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp để xác định số tiền phí đã nêu thì được khấu trừ khỏi trị giá thuế.
>>> Xem thêm: Giải đáp “tất tần tật” về giá cước vận tải biển quốc tế
4. Khi nào thu phụ phí CIC?
Ngoài việc băn khoăn CIC là gì trong xuất nhập khẩu, bạn có tự hỏi khi nào thu phụ phí này không? Thông thường, hãng tàu sẽ thu 01 lần tại nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên, theo thông lệ thực tế khoản phí CIC sẽ thu tại cảng nhập khẩu.
Phụ phí mất cân bằng cont CIC được thu ở một mức nhất định cho từng loại container. Và chỉ áp dụng cho các tuyến phát sinh chi phí lớn trong việc vận chuyển vỏ container ví dụ như một số nước siêu nhập ở Châu Á.
Bạn cũng cần lưu ý, khi hãng tàu đã thu phí CIC bạn nên chấp hành để đảm bảo việc phát hành D/O nhận hàng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết về phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu. Nếu bạn có những thắc mắc về phụ phí CIC vui lòng liên hệ tới Container Rồng Đỏ để được hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ
- Trụ sở: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC. Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: rongdocontainer.com
- Hotline - Zalo: 0938939089
- Email: ops@rongdocontainer.com