Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Freight forwarders là gì? Tìm hiểu quy trình forwarder chuẩn

Posted on Tin tức, Cont News 185 lượt xem

Freight forwarders là thuật ngữ thường gặp trong ngành xuất nhập khẩu. Vậy Freight forwarders là gì? Quy trình forwarder diễn ra như thế nào? Hãy cùng Rồng Đỏ Container tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé. 

Freight forwarders là gì?

Freight forwarding chỉ những đơn vị, công ty, cá nhân cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế. Đây là thuật ngữ chỉ Nhà khai thác vận tải - 3PL, có thể viết tắt là Forwarder. 

Bản chất Freight forwarding là trung gian nhận vận chuyển của chủ hàng. Hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ sau đó thuê bên vận tải (hãng tàu, hãng hàng không, container… ) vận chuyển tới tay người nhận. Quá trình vận chuyển hàng hóa tuân theo hợp đồng vận tải. Forwarder chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển, từ lúc tiếp nhận hàng đến lúc hàng hóa tới đích thành công. 

freight-forwarders-la-gi-01
Freight Forwarders - Đơn vị phụ trách hàng hóa nội địa và quốc tế

 

Đặc điểm của Freight Forwarders là gì?

  • Là đơn vị trung gian giữa đơn vị vận tải với doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu. 
  • Đưa ra giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho đơn vị xuất nhập khẩu. 
  • Forwarder có thể sắp xếp các lô hàng nhỏ để đóng ghép để giảm thiểu chi phí vận chuyển. 
  • Có mạng lưới hỗ trợ rộng rãi giúp việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu DDC là phí gì? Vai trò của DDC trong vận chuyển 

Các dịch vụ của Freight Forwarder

Bên cạnh vận tải, Freight Forwarder còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác. Bao gồm:

  • Thông quan: Forwarder có thể thay chủ hàng làm thủ tục thông quan và đóng thuế xuất nhập khẩu
  • Quản lý tồn kho và chuỗi cung ứng
  • Dịch vụ liên quan đến hồ sơ, chứng từ như vận đơn (B/L), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy phép xuất nhập khẩu...
  • Hỗ trợ tư vấn thương mại thanh toán quốc tế. 

Phân biệt Freight forwarders với Logistics

Freight Forwarder có nhiều điểm tương đồng với Logistics như thông quan, chứng từ, thủ tục, giao nhận hàng hóa... Vì thế, nhiều người nhầm lẫn 2 thuật ngữ này là một. Trên thực tế, Forwarder và Logistics hoàn toàn khác nhau. 

Forwarder chỉ tập trung hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng các phương thức vận tải. Logistics là chuỗi hoạt động đóng gói, vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn, xử lý đơn hàng, quản lý dữ liệu hàng hóa và các dịch vụ liên quan. Forwarder là một hoạt động trong Logistics. 

Logistics gồm nhiều dịch vụ nhỏ có thể liên kết hoặc hoạt động độc lập. Do đó sẽ có nhiều công ty Logistics chỉ cung cấp một số dịch vụ đơn lẻ như đóng gói, lưu kho, kê khai hải quan, vận chuyển… Ngược lại Forwarder cung cấp dịch vụ vận tải như trucking (đường bộ), sea freight (đường biển), air freight (đường hàng không). 

>> Xem thêm: Proforma invoice là gì? Sự khác nhau giữa Invoice Proforma và Commercial Invoice 

freight-forwarders-la-gi-02
Logistics và Freight Forwarder hoàn toàn khác nhau

Tiêu chí chọn Freight forwarders là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu được Freight Forwarder là gì và phân biệt với logistics. Tuy nhiên, thị trường có vô số đơn vị forwarder và bạn cần chọn cho mình nơi phù hợp nhất. Có một số tiêu chí cơ bản khi lựa Forwarder như sau:

  • Kinh nghiệm
  • Dịch vụ
  • Chi phí
  • Loại hàng hóa cần vận chuyển
  • Các tuyến vận chuyển
  • Những cam kết trong quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Khả năng xử lý tình huống phát sinh khi vận chuyển

Quy trình Freight forwarders chuẩn

Ở trên đã giải thích Freight Forwarder là gì, sau đây sẽ là quy trình làm hàng xuất nhập khẩu của Forwarder. Cùng theo dõi chi tiết quy trình forwarder dưới đây:

Quy trình làm hàng xuất của Forwarder

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu xuất khẩu từ khách hàng gồm tên hàng, điểm đến, thời gian giao, số lượng, trọng lượng...
  • Bước 2: Kiểm tra và thông báo tới khách hàng thông tin của hãng tàu gồm loại cont, lịch tàu, giá... Sau khi thống nhất, Freight Forwarder và chủ hàng tiến hành ký hợp đồng dịch vụ xuất khẩu.
  • Bước 3: Đặt chỗ với hãng tàu, nhận booking và chuyển cho khách. Những thông tin quan trọng trong booking gồm số booking, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, stuffing place, ngày tàu chạy... 
  • Bước 4: Nhắc khách đóng hàng và hạ container trước closing time theo thông tin trên booking.
  • Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai hải quan. Bao gồm hợp đồng, vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, C/O...
  • Bước 6: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Bước 7: Forwarder hoặc hãng tàu phát hành vận đơn cho người xuất khẩu.
  • Bước 8: Forwarder liên hệ hãng tàu để theo dõi lô hàng và gửi chứng từ cho đối tác nhập khẩu để kịp thời lấy hàng.
  • Bước 9: Chuyển chứng từ xuất khẩu cho kế toán để hạch toán, đối chiếu với cơ quan thuế và sao lưu. 
  • Bước 10: Tiếp nhận khiếu nại, thắc mắc và giải quyết (nếu có).

>> Xem thêm: Bật mí các bước làm nhà container trên đất nông nghiệp 

freight-forwarders-la-gi-03
Quy trình làm hàng xuất của Forwarder

Quy trình làm hàng nhập của Forwarder

  • Bước 1: Sau khi chốt lô hàng, Sales chuyển chứng từ cho OPS để kiểm tra thông tin. Trong một số trường hợp, Sales hoặc OPS phải tự tạo hồ sơ cho lô hàng. Những thông tin cần thiết gồm: tên hàng, số lượng, quy cách đóng gói, địa chỉ giao nhận, điều kiện giao hàng Incoterms, thông tin người gửi, giấy tờ liên quan... Đồng thời kiểm tra về các chính sách, thủ tục Hải quan nhập khẩu.
  • Bước 2: Kiểm tra thông tin chứng từ gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, giấy báo hàng đến, C/0... Sau đó tra cứu mã HS, mô tả chính xác hàng hóa (tên, công dụng, tính chất, loại hàng...)
  • Bước 3: Làm biên bản giao hàng cho nhà xe gồm 2 bản.
  • Bước 4: Tiến hành làm các thủ tục hải quan
  • Bước 5: Lấy lệnh hãng tàu
  • Bước 6: Làm thủ tục thông quan. Bộ hồ sơ hải quan gồm tờ khai điện tử, commercial invoice, vận đơn, giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành, C/O, packing list, C/Q... 
  • Bước 7: Làm thủ tục lấy hàng gồm lệnh giao hàng và giấy cược cont. Sau khi nộp phí nâng hạ, cảng trả lại những giấy tờ gồm phơi lệnh nâng, hóa đơn nâng hạ. 
  • Bước 8: Giao lệnh cho nhà xe (phơi lệnh nâng, biên bản giao hàng, phiếu cược bản copy, hóa đơn nâng hạ).
  • Bước 9: Lấy cược và hoàn ứng để thanh toán với công ty. 
  • Bước 10: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có) như kiểm dịch, đăng kiểm, an toàn thực phẩm... 

>> Xem thêm: Hướng dẫn CHI TIẾT NHẤT các bước cài đặt nhiệt độ container lạnh 

freight-forwarders-la-gi-04
Quy trình làm hàng nhập của Forwarder

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được Freight Forwarder là gì. Bài viết cũng đưa ra quy trình Freight Forwarder chuẩn cho bạn tham khảo. Hiện tại Rồng Đỏ Container cũng đang cung cấp các giải pháp vận tải và cho thuê container chuyên nghiệp, uy tín. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị chất lượng, giá cả phải chăng hãy liên hệ với Rồng Đỏ Container. 

 

Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ

  • Trụ sở tại: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC. Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website công ty: rongdocontainer.com
  • Hotline - Zalo: 0938939089
  • Email: ops@rongdocontainer.com

 

 

 


Bình luận

Văn hóa Rồng Đỏ Container

Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên mua bán, cho thuê Container với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng nhưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tối ưu, hoàn thiện và chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Rồng Đỏ Container vinh dự được đồng hành trên chặng đường tạo nên sự thịnh vượng cùng quý khách hàng.

Liên hệ mua hàng ngay hôm nay!

Bản đồ chỉ dẫn