Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Giấy phép nhập khẩu là gì? Thủ tục cấp phép nhập khẩu là gì?

Posted on Tin tức, Cont News 77 lượt xem

Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đem lại nhiều giá trị cho các nước. Để đáp ứng quá trình giao thương diễn ra suôn sẻ, việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu rất quan trọng. Trong bài viết này, Container Rồng Đỏ giải thích chi tiết về nội dung giấy phép nhập khẩu. Cùng với đó là thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu cho các mặt hàng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé! 

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Giấy phép nhập khẩu là văn bản có pháp lý do cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền cho phép hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của nước đó. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu có thể khác nhau. 

>> Xem thêm: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Tổng hợp chi tiết thông tin quan trọng bạn cần biết 

Các loại giấy phép nhập khẩu

Cùng với việc giải đáp giấy phép nhập khẩu là gì, Rồng Đỏ Container cũng sẽ chỉ ra các loại giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam. Hiện nay, giấy phép nhập khẩu gồm 2 loại như sau: 

  • Giấy phép nhập khẩu tự động
  • Giấy phép nhập khẩu không tự động

Giấy phép nhập khẩu tự động

Đây là loại giấy phép nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân theo hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Đối với hàng nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ hoặc nhập khẩu từ các khu phi thuế quan được xác nhận đăng ký nhập khẩu tự động. 

Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu tự động khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ, chứng từ đúng quy định. Theo Thông tư 27/2012/TT-BCT sẽ tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28/5/2010.

giay-phep-nhap-khau-01
Doanh nghiệp đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động

Giấy phép nhập khẩu không tự động

Áp dụng cho các mặt hàng nằm ngoài danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước quy định. Các hàng hóa được cấp giấy phép nhập khẩu không tự động gồm:

  • Mặt hàng tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập hoặc hàng quá cảnh;
  • Mặt hàng nằm trong diện nhập khẩu phi mậu dịch;
  • Hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp, sửa chữa;
  • Hàng nhập khẩu vào các khu phi thuế quan;
  • Mặt hàng nhập khẩu với mục đích thương mại tại các cửa hàng miễn thuế; 
  • Mặt hàng nhập khẩu để phục vụ trong các dự án đầu tư theo luật Đầu tư. 

>> Xem thêm: Các loại phí trong xuất nhập khẩu và phụ phí phát sinh cần biết 

giay-phep-nhap-khau-02
Các mặt hàng áp dụng giấy phép nhập khẩu không tự động

Thủ tục cấp phép nhập khẩu là gì?

Như vậy, ở trên Container Rồng Đỏ đã giúp bạn hiểu được giấy phép nhập khẩu là gì? Sau đây sẽ là thủ tục cấp phép nhập khẩu giúp bạn thực hiện đúng theo quy định. Đồng thời giúp cho việc nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, trơn tru và không vi phạm điều khoản nào. 

Đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu

Đối tượng được phép nhập khẩu hàng hóa theo quy định gồm:

  • Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh nhập khẩu, trừ các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu.  
  • Các cơ sở chi nhánh của doanh nghiệp được phép nhập khẩu theo ủy quyền của doanh nghiệp. 
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp nhập khẩu phải cam kết tuân thủ các Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật. 

Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu hợp lệ gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có chứng thực.
  • Các giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan theo quy định. 

>> Xem thêm: Container quá khổ: Khái niệm và quy định cần biết 

giay-phep-nhap-khau-03
Mẫu giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng (Nguồn: Tham khảo)

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ liên quan bao gồm: hồ sơ công ty, giấy phép kinh doanh, hợp đồng mua hàng, danh sách hàng hóa nhập khẩu, chứng từ xuất xứ, chất lượng,... 

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép

Nộp hồ sơ, giấy tờ đã chuẩn bị lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xét duyệt. Văn bản trả lời sẽ được trả về doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung tài liệu, doanh nghiệp có thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần trao đổi ý kiến với các bộ ban ngành liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ sẽ tính từ thời điểm sau khi thống nhất ý kiến. 

Bước 3: Kiểm tra và xem xét hồ sơ

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố sau:

  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa
  • Đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
  • Đối chiếu với các quy định về nhập khẩu
  • Đánh giá tính hợp lệ và xem xét với các yếu tố an ninh, môi trường

Bước 4: Xét duyệt và cấp giấy phép

Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu và quy định, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét duyệt và cấp giấy phép nhập khẩu. Giấy phép gồm các điều kiện liên quan đến nhập khẩu hàng hóa như số lượng, giá trị, loại hàng hóa... 

Bước 5: Thực hiện và tuân thủ giấy phép

Sau khi được cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp cần tuân thủ thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tiến hành làm các thủ tục hải quan, thanh toán thuế, chi phí liên quan để hoàn tất quá trình nhập khẩu hàng hóa. 

giay-phep-nhap-khau-04
Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu 

Danh mục hàng hóa cần xin giấy phép nhập khẩu

Tóm lại, giấy phép nhập khẩu là gì? Đây là một minh chứng giúp doanh nghiệp đưa được hàng hóa vào vùng lãnh thổ của mình một cách hợp pháp. Để giúp quá trình làm thủ tục cấp phép nhập khẩu suôn sẻ, bạn cũng cần nắm được những mặt hàng cần xin giấy phép sau đây:

>> Xem thêm: Tổng hợp chi tiết các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu - nhập khẩu 

Những mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

  • Những mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế. Trong đó, Việt Nam là thành viên được Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. 
  • Mặt hàng được cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
  • Muối, thuốc lá, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô.
  • Mặt hàng có chứa hóa chất.
  • Tiền chất công nghiệp, thuốc nổ. 

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

  • Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Các giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. 
  • Côn trùng chưa từng xuất hiện tại Việt Nam.
  • Tinh, phôi của giống vật nuôi lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Giống cây trồng, sinh vật sống chưa có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu với mục đích nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế... 
  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản không nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
  • Các loại phân bón chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. 
  • Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh để nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
  • Động thực vật hoang dã quý hiếm… 

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

  • Phế liệu 

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông Tin và Truyền Thông

  • Sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch… 
  • Tem bưu chính
  • Các chế phẩm trong ngành in
  • Máy in 
  • Thiết bị an toàn thông tin mạng

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch

  • Tác phẩm nghệ thuật được ghi trên mọi chất liệu
  • Thiết bị trò chơi điện tử
  • Đồ chơi trẻ em

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế

  • Thuốc và nguyên liệu làm thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trừ loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt. 
  • Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành.
  • Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn có giấy phép lưu hành.
  • Thuốc và nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. 
  • Các loại thực phẩm nhập khẩu do Bộ Y Tế quản lý. 
  • Bao bì đóng gói tiếp xúc trực tiếp với thuốc. 
  • Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu phục vụ viện trợ, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
  • Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, viện trợ... 
  • Mỹ phẩm

Mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

  • Vàng

Bài viết trên là toàn bộ chia sẻ về giấy phép nhập khẩu và các vấn đề liên quan như thủ tục, hồ sơ, quy trình cấp giấy phép. Bên cạnh đó là các mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu theo quy định. Container Rồng Đỏ hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và hiểu biết về giấy phép nhập khẩu. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị bán và cho thuê container vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ Container Rồng Đỏ. Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, nhiệt tình, hiệu quả công việc tối ưu, giá cả phải chăng, Container Rồng Đỏ đảm bảo sẽ phục vụ bạn tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ

  • Trụ sở: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC. Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website công ty: rongdocontainer.com
  • Hotline - Zalo: 0938939089
  • Email: ops@rongdocontainer.com 


Bình luận

Văn hóa Rồng Đỏ Container

Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên mua bán, cho thuê Container với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng nhưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tối ưu, hoàn thiện và chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Rồng Đỏ Container vinh dự được đồng hành trên chặng đường tạo nên sự thịnh vượng cùng quý khách hàng.

Liên hệ mua hàng ngay hôm nay!

Bản đồ chỉ dẫn