Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Tìm hiểu ngay: Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì?

Posted on Tin tức, Cont News 67 lượt xem

Thủ tục hải quan rất quan trọng để một hàng hóa được xuất nhập khẩu đúng quy định. Vậy bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì? Cùng Rồng Đỏ Container tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Hồ sơ hải quan là gì?

Trước khi nghiên cứu bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì bạn cần hiểu về hồ sơ hải quan. Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014: 

“Hồ sơ hải quan là tập hợp tờ khai cùng các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Trong đó, chứng từ có thể là bản giấy hoặc bản điện tử, phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

 

>> Xem thêm: Packing list là gì? Mẫu packing list chuẩn cho người mới 

bo-ho-so-nhap-khau-01
Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Thủ tục hải quan giúp hàng hóa, phương tiện vận tải đủ hợp lệ để xuất - nhập khẩu qua biên giới. Tuỳ vào loại hàng hoá nhập khẩu, thủ tục hải quan sẽ khác nhau nhưng sẽ trải qua quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Bạn cần xác định hàng hóa cần nhập khẩu thuộc diện nào, có phải hàng cấm không. Điều này sẽ giúp quá trình thông quan thuận lợi hơn.

  • Hàng thương mại thông thường: Là những lô hàng đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu thông thường.
  • Hàng cần xin giấy phép: Cần hoàn tất thủ tục hợp quy chuẩn trước khi đưa hàng về cảng. Mục đích tránh phát sinh phí thuê kho, bãi chứa hàng trong khi chờ cấp giấy phép.
  • Hàng cấm: Cần dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu.
  • Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Cần làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng.
  • Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Tiến hành lấy mẫu kiểm tra sau khi hàng về cảng. 
bo-ho-so-nhap-khau-02
Bên mua cần nắm rõ các mặt hàng được phép nhập khẩu

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ theo quy định

Tùy vào từng loại hàng hóa sẽ có chứng từ khác nhau theo quy định. Ví dụ thủy sản có giấy kiểm dịch động vật. Gỗ cần có hồ sơ xác nhận của kiểm lâm… Một bộ chứng từ cơ bản gồm các giấy tờ sau: 

  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Vận đơn đường biển B/L (Bill of Landing)
  • Phiếu kê khai danh mục hàng hóa (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Bước 3: Ký hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại thể hiện ký kết giao dịch giữa 2 bên. Nội dung chính trong hợp đồng thương mại gồm:

  • Thông tin bên bán và bên mua
  • Tên hàng hoá
  • Xuất xứ
  • Số lượng
  • Trọng lượng
  • Giá cả
  • Điều khoản Incoterms
  • Thanh toán
  • Quy cách đóng gói
  • Phương thức giao hàng
  • Các chứng từ được yêu cầu.
bo-ho-so-nhap-khau-03
Ký kết hợp đồng thương mại là bước quan trọng đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Bước này có thể có hoặc không. Áp dụng cho lô hàng nằm trong danh mục cần kiểm tra chuyên ngành. 

Sau khi nhận giấy báo hàng đến (Arrival Notice), bên nhập khẩu tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, giấy báo hàng đến sẽ được chuyển đến trước 2 ngày khi tàu đến cảng. 

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận giấy báo hàng đến đến bước khai báo hải quan điện tử. Bạn hãy điền đầy đủ và chính xác thông tin lên hệ thống. Kiểm tra lại kê khai trước khi nội dung được truyền đi. 

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng D/O là chứng từ giúp người nhập khẩu có thể lấy hàng ra khỏi cảng và vận chuyển về kho. D/O được lấy sau khi tàu đã cập cảng, hãng tàu hoặc forwarder gửi giấy báo hàng đến (Arrival Notice) cho người nhận hàng. 

Một bộ hồ sơ lấy lệnh D/O cơ bản gồm: 

  • CMND/CCCD bản sao.
  • Vận đơn bản sao.
  • Vận đơn bản gốc có dấu.
  • Tiền phí.

Nếu hàng FCL hãy kiểm tra thời hạn miễn phí lưu container. Nếu hết hạn, bạn hãy đóng phí để được gia hạn thêm. 

bo-ho-so-nhap-khau-04
Mẫu lệnh giao hàng

Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu

Hệ thống phân luồng tờ khai thành 3 trường hợp sau:

  • Luồng xanh: Hồ sơ và thực tế hàng hóa đạt chuẩn quy định của Hải quan. 
  • Luồng vàng: Hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ giấy tờ hàng và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và chi tiết hàng hóa. 

Theo dõi tiếp bài viết để xem bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì nhé!

Bước 8: Hoàn tất quy trình làm thủ tục hải quan

2 loại thuế phải nộp cho lô hàng nhập khẩu gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT VAT. Bên cạnh đó, tùy vào ngành hàng có thể nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Bước 9: Đổi lệnh chuyển hàng về kho bảo quản 

Các bước trên đã giúp bạn biết bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì? Bước cuối cùng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, bên nhập khẩu sẽ nộp phí và nhận phiếu giao nhận EIR để chuyển hàng về kho bảo quản. 

 

>> Xem thêm: Tổng hợp từ A - Z quy định và cách đóng hàng container bạn cần biết 

 

Bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu

Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì là thắc mắc của nhiều đơn vị. Tùy vào loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển các bộ hồ sơ sẽ có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, cơ bản bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu gồm các nội dung sau:

  • Tờ khai nhập khẩu
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Landing)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
  • Tờ khai trị giá
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)
  • Packing list 
  • Hợp đồng uỷ thác
  • Hợp đồng bán hàng (trường hợp hàng nhập khẩu cho viện nghiên cứu, trường học)
  • Bản kê lâm sản nếu hàng hóa là nguyên liệu gỗ

>> Xem thêm: Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Tổng hợp chi tiết thông tin quan trọng bạn cần biết 

 

bo-ho-so-nhap-khau-05
Bộ hồ sơ hải quan dành cho hàng nhập khẩu

Lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu

Bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo bộ hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu, Rồng Đỏ Container cũng đưa ra một vài lưu ý khi làm thủ tục như sau:

 

  • Theo quy định, tối đa chỉ được kê khai 50 mặt hàng/ tờ khai. Nếu nhập khẩu trên 50 mặt hàng cần dùng nhiều tờ khai được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai. 
  • Nếu đăng ký tờ khai và thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày sẽ có tỷ giá tính thuế giống nhau. Ngược lại, 2 thủ tục trên làm vào 2 ngày sẽ có trị giá tính thuế khác nhau, Khi đó bạn hãy dùng nghiệp vụ IDB để báo lại (gọi IDA). 
  • Nếu người khai sử dụng IDA, hệ thống tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC.
  • Trước khi khai báo hãy kiểm tra hàng hóa có trong diện được miễn giảm trừ thuế không. 
  • Cần nhập đúng mã số thuế VAT của hàng hóa khi khai báo nhập khẩu. 
  • Trước khi cấp số tờ khai cần đăng ký bảo lãnh riêng. 
  • Nếu nhập khẩu cùng 1 mặt hàng nhưng thời hạn nộp thuế khác nhau, bạn phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau tương ứng với thời hạn nộp thuế. 

>> Xem thêm: Container quá khổ: Khái niệm và quy định cần biết 

 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi 1 bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì. Theo dõi những bài viết tiếp theo để có kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến Rồng Đỏ Container nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê các loại container uy tín, chuyên nghiệp, giá cả phải chăng. Đội ngũ tư vấn viên am hiểu và sẵn sàng phục vụ để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ

  • Trụ sở tại: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC. Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website công ty: rongdocontainer.com
  • Hotline - Zalo: 0938939089
  • Email: ops@rongdocontainer.com 

 


Bình luận

Văn hóa Rồng Đỏ Container

Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên mua bán, cho thuê Container với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng nhưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tối ưu, hoàn thiện và chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Rồng Đỏ Container vinh dự được đồng hành trên chặng đường tạo nên sự thịnh vượng cùng quý khách hàng.

Liên hệ mua hàng ngay hôm nay!

Bản đồ chỉ dẫn