Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Tổng hợp 50+ thuật ngữ tiếng anh trong xuất nhập khẩu trong vận tải biển

Posted on Tin tức, Cont News 187 lượt xem

Bạn còn hạn chế về việc hiểu các thuật ngữ tiếng anh trong xuất nhập khẩu vận tải biển? Bạn lo lắng khi chưa có đầy đủ công cụ hỗ trợ cho công việc? Bài viết dưới đây, Container Rồng Đỏ sẽ gửi tới bạn trọn bộ 50+ cụm thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng anh trong vận tải đường biển thông dụng nhất. Hy vọng sẽ là nguồn kiến thức rất bổ ích cho các bạn đang làm nghề xuất nhập khẩu. Hãy tham khảo nhé! 

 

1. Tại sao cần có thuật ngữ tiếng Anh trong xuất nhập khẩu 

Trong thời đại giao thương hội nhập, xuất nhập khẩu là một ngành vô cùng trọng điểm ở các quốc gia. Vì thế, việc nắm rõ các thuật ngữ tiếng Anh giúp mở rộng cơ hội và tính thuận tiện khi trao đổi hàng hóa.

  • Doanh nghiệp được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ
  • Nắm bắt anh chóng và chính xác thông tin từ khách hàng
  • Giảm thiểu rủi ro sai sót trong các chứng từ và giao dịch
  • Dễ dàng kiểm soát tính chính xác của các đơn hàng xuất nhập khẩu
  • Thủ tục được xử lý nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu quả 

Đặc biệt, nếu bạn nắm vững các thuật ngữ tiếng Anh trong xuất nhập khẩu sẽ là lợi thế lớn nhờ chuyên môn tốt. Vì thế, bạn có cơ hội đạt được ở những vị trí xứng đáng nhất.

>>> Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Xây nhà container có phải xin giấy phép không? Những thủ tục cần có 

thuat-ngu-tieng-anh-trong-xuat-nhap-khau-1
Thuật ngữ Tiếng Anh giúp đảm bảo thông tin chính xác và tăng tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

2. Bộ thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng anh thông dụng

  • AWB (Airway Bill – vận đơn hàng không) và BL (Ocean bill of lading – vận đơn đường biển)
  • B/L (Bill of lading): Vận đơn, chứng từ vận tải được phát hành bởi đơn vị vận chuyển sau khi họ nhận hàng hóa để chuẩn bị vận chuyển. 
  • Bonded Warehouse: Kho ngoại quan lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chuẩn bị xuất khẩu.
  • BL Draft: Vận đơn nháp
  • BL Revised: Vận đơn đã chỉnh sửa
  • CFS (Container Freight Station): Điểm thu gom hàng lẻ 
  • C/O (Certificate of Original): Giấy chứng nhận xuất xứ
  • CQ (Certificate of Quality): Giấy Chứng nhận chất lượng hàng hóa
  • CI (Commercial Invoice): Hóa đơn thương mại tương tự PI nhưng được phát hành sau khi hàng đóng vào cont và chuyển đi
  • Customer Broker: Đại lý Hải Quan
  • Customs Declaration: Tờ khai hải quan
  • Clearance Declaration: Tờ khai thông quan
  • Consignment: Lô hàng/Hàng ký gửi
  • CY (Container Yard): Bãi container
  • CFS (Container freight station): Kho khai thác hàng lẻ
  • Consignee: Người nhận hàng
  • DOCs (Documentation staff): Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
  • Empty container: Container rỗng
  • FCL (full container load): Hàng nguyên container
  • FTL (Full truck load): Hàng giao nguyên xe tải
  • Gross weight: Trọng lượng tổng ca bi
  • House Bill of Lading (HBL): Vận đơn nhà (từ Forwarder)
  • LCL (Less than container load): Hàng lẻ
  • LTL (Less than truck load): Hàng lẻ chưa đầy xe tải
  • Measurement: Đơn vị đo lường
  • Master Bill of Lading (MBL): Vận đơn chủ (từ Lines)
  • Net weight: Khối lượng tịnh
  • Notify Party: Bên nhận thông báo
  • On-spot Export: xuất khẩu tại chỗ
  • On-spot Import: nhập khẩu tại chỗ
  • Oversize: Quá khổ
  • Overweight: Quá tải
  • PL (Packing list): Bảng kê chi tiết các mặt hàng và quy các đóng gói trong từng lô hàng (ví dụ như tên hàng, ký hiệu, kích thước, trọng lượng,…)
  • PI (Proforma Invoice): Hóa đơn chiếu lệ. Là chứng từ thông báo về giá cả và đặc điểm của hàng hóa, phát hành trước khi gửi hàng. Không có chức năng thanh toán.
  • PO (Purchase Order): Đơn đặt hàng
  • Quantity of packages: Số lượng kiện hàng
  • Shipping marks: Ký mã hiệu
  • Seller: Người bán
  • Shipper: Người gửi hàng
  • Straight BL: Vận đơn đích danh
  • Shipping note: Phiếu gửi hàng
  • Seal: chì
  • Volume: Khối lượng hàng book
  • Volume weight: Trọng lượng thể tích (tính cước LCL)
  • VGM (Verified Gross Mass weight): Phiếu khai báo tổng trọng lượng hàng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu ngay: Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những gì? 

thuat-ngu-tieng-anh-trong-xuat-nhap-khau-2
Tổng hợp bộ thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng anh phổ thông nhất

2.1. Thuật ngữ tiếng anh trong xuất nhập khẩu liên quan đến các loại phí và phụ phí

  • AFR (Japan Advance Filing Rules Surcharges): Phí khai báo trước (quy tắc AFR của Nhật)
  • Phí BAF/FAF: phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu)
  • CCL (Container Cleaning Fee): Phí vệ sinh container
  • CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
  • COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phí phụ trội hàng nhập
  • DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
  • DET (Detention): phí lưu container tại kho riêng
  • DEM (Demurrage): Phí lưu container tại bãi
  • Documentation fee: Phí làm chứng từ (vận đơn)
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
  • Phí D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng do hãng tàu/forwarder phát hành
  • Phí DOC (Drop-off charge): Phụ phí hoàn trả container
  • Giá CIF (Cost, Insurance, Freight): Điều kiện Incoterm "Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và chi phí thuê tàu
  • Giá CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
  • Giá FOB: (Free On Board): Người bán được miễn trách nhiệm khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu. Người mua chịu trách nhiệm phí bảo hiểm, vận chuyển và các rủi ro phát sinh khác. 
  • GRI (General Rate Increase): Phụ phí cước vận chuyển
  • Handling fee: Phí làm hàng
  • LO-LO (Lift On-Lift Off): Phí nâng hạ container
  • Local charges: Phí địa phương
  • Labor fee: Phí nhân công
  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
  • PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí tắc nghẽn cảng
  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí cước vận chuyển cho hàng vào mùa cao điểm.
  • Security Surcharges (SSC): Phụ phí an ninh (hàng air)
  • Surcharges: Phụ phí
  • Trucking: Phí vận tải nội địa
  • Terminal handling charge (THC): Phí làm hàng tại cảng
  • WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh
  • X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air)
thuat-ngu-tieng-anh-trong-xuat-nhap-khau-3
FOB (Free on Board – giao hàng lên tàu); CIF (Cost, Insurance, Freight – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu)

2.2. Thuật ngữ về container

  • DC (Dry Cargo): Container thường
  • RF (Reefer): Container lạnh
  • HC (High Cube): Container cao
  • OT (Open Top): Container có thể mở nắp.
  • Thuật ngữ  tiếng anh xuất nhập khẩu liên quan đến lịch trình tàu

>>> Xem thêm: Giải bài toán thiếu container 

thuat-ngu-tieng-anh-trong-xuat-nhap-khau-4
Các loại container thường dùng

 

2.3. Thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng anh liên quan đến lịch trình tàu

  • ATA (Actual Time Arrival): Ngày thực tế tàu cập bến
  • ATD (Actual Time Departure): Ngày thực tế tàu rời đi
  • Back date BL: Vận đơn ký lùi ngày
  • Closing time/Cut-off time: Giờ cắt máng
  • Door-Door: Giao từ kho đến kho
  • Direct/ Transit: hàng đi thẳng hoặc chuyền tải
  • Departure date: Ngày khởi hành
  • ETA (Estimated Time of Arrival): Dự kiến thời gian tàu cập bến
  • ETD (Estimated Time of Departure): Dự kiến thời gian tàu rời đi
  • ETC (Expected time of completion): Thời gian dự kiến hoàn thiện bốc hàng
  • Feeder Vessel: Tàu trung chuyển
  • Free in (FI): Miễn xếp
  • Free out (FO): Miễn dỡ
  • Free in and Out (FIO): Miễn xếp và dỡ
  • Free time: Thời gian miễn phí lưu container, lưu bãi
  • In transit: Đang trong quá trình vận chuyển
  • POL (Port Of Loading): Cảng đóng hàng, xếp hàng
  • POD (Port of Discharge): Cảng dỡ hàng
  • Place of receipt: Địa chỉ nhận hàng
  • Place of Delivery: Nơi giao hàng cuối cùng
  • Port of transit: Cảng chuyển tải
  • Port Pairs: Sự kết hợp của nhiều cảng ở nơi đi và nơi đến
  • Trailer: Xe mooc
  • Terminal: Bến
  • Transit time: Thời gian trung chuyển
  • Voyage No: Số chuyến tàu
  • Shipping Lines: Hãng tàu
  • Shipped on board: Giao hàng lên tàu
  • SO (Shipping Order): Đơn đặt hàng vận chuyển
  • SI (Shipping Instruction): Hướng dẫn giao hàng

Trên đây là 50+ thuật ngữ tiếng anh trong xuất nhập khẩu thông dụng nhất mà Container Rồng Đỏ đã tổng hợp. Container Rồng Đỏ tin chắc rằng các bạn trong ngành xuất nhập khẩu sẽ nắm rõ được những kiến thức nghiệp vụ này. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tới Container Rồng Đỏ, đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp chi tiết! 

Công ty TNHH Tiếp Vận Container Rồng Đỏ

  • Trụ sở: 218/19 Tô Ngọc Vân, PK. 3, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Depot: 24 Lô E, Đường 109A, KDC. Bắc Rạch Chiếc, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: rongdocontainer.com
  • Hotline - Zalo: 0938939089
  • Email: ops@rongdocontainer.com 

 


Bình luận

Văn hóa Rồng Đỏ Container

Rồng Đỏ Container là đơn vị chuyên mua bán, cho thuê Container với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng và dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng nhưng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tối ưu, hoàn thiện và chất lượng nhất trong thời gian ngắn nhất. Rồng Đỏ Container vinh dự được đồng hành trên chặng đường tạo nên sự thịnh vượng cùng quý khách hàng.

Liên hệ mua hàng ngay hôm nay!

Bản đồ chỉ dẫn